Sunday, 16 March 2014

ĐỀ TÀI NCKHSPUD MÔN Lịch sử lớp 6: PHỐI HỢP MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VỚI PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ 6 NHẰM NÂNG CAO HỨNG THÚ VÀ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN LỊCH SỬ CỦA HỌC SINH LỚP 6

Thể loại: Đề tài NCKHSPUD
Tên đề tài: PHỐI  HỢP MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC  VỚI  PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ 6 NHẰM NÂNG CAO HỨNG THÚ VÀ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN LỊCH SỬ CỦA HỌC SINH  LỚP 6
 Phạm vi: Môn  Lịch sử
Áp dụng: Viết đề tài NCKHSPUD Lịch sử lớp 6
Định dạng tài liệu: Word
Số trang: 49 (Gồm cả phụ lục minh họa)



I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI
           Luật sửa đổi bổ sung Luật Giáo dục nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2009 ban hành ngày 04 tháng 12 năm 2009 trong Chương I, Điều 5 khoản 2 nêu rõ: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.”
          Trước tiên phải hiểu học Lịch sử là để học tinh thần yêu nước, mà tinh thần yêu nước là động lực quan trọng nhất để bảo vệ và xây dựng đất nước. Tuy nhiên hiện nay, một bộ phận lớp trẻ bây giờ đang quên đi điều đó. Xu thế xã hội đã hình thành suy nghĩ cục bộ của nhiều người cho rằng cứ theo kế toán, ngân hàng, tài chính... thì khi ra trường đi làm sẽ có tiền được ngay. Nhưng xét về an ninh quốc gia, khi có giặc thì không thể lấy kế toán, ngân hàng ra để đánh nhau với địch được. Mà đúng ra, từ tinh thần dân tộc, từ niềm tự hào dân tộc sẽ nâng cánh cho những con người có tâm, có lực đóng góp công sức cho việc xây dựng quê hương đất nước của chính mình bằng năng lực, nghiệp vụ trong những nghành nghề như kế toán, ngân hàng, tài chính… được phát huy hơn nữa.
          Vì vậy, trước hết vẫn là truyền ngọn lửa về tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc, để từ đó có được sự đoàn kết giữa các dân tộc với nhau thì mới có sức mạnh của một quốc gia độc lập, tự chủ. Sau đó mới là những kiến thức kĩ năng nghề nghiệp khác cho mỗi sở trường của mỗi cá nhân, và tất nhiên những kiến thức kĩ năng thuộc về nghề nghiệp ấy sẽ thấm đượm được tinh thần yêu nước, tinh thần cống hiến, xây dựng đất nước chứ không chỉ đơn thuần là nghề để kiếm sống, “mạnh ai nấy sống”.         
          Và cũng bởi không hiểu điều gì sẽ xảy ra nếu như một đất nước mà lại có các thế hệ con người không hiểu biết về lịch sử và dĩ nhiên cũng chẳng còn lòng yêu nước, chỉ còn biết lối sống thượng tôn cá nhân, và đặc biệt - họ chỉ biết yêu… tiền!
          Khi học phổ thông, bên cạnh việc được giáo dục đạo đức, tư tưởng để trở thành những công dân tốt, HS cần được học các môn như Toán - dạy cho con người cách tư duy, cách làm việc khoa học, học Văn để hiểu biết về con người, để cảm thụ được cái đẹp, để nâng cao cái vốn văn hóa và củng cố các giá trị nhân văn, học cách diễn đạt tư tưởng và cảm xúc… Thì việc dạy và học Lịch Sử trong nhà trường THCS bản chất là dạy cho học sinh lòng yêu nước, niềm tự hào của dân tộc ngay từ thời niên thiếu; phải truyền được ngọn lửa yêu nước cho các em làm hành trang vào đời qua những dữ kiện, kiến thức lịch sử trong khung chương trình, điều này là điều bức thiết và phải trở thành nền tảng bắt buộc đối với mỗi công dân của bất cứ quốc gia nào, học Sử là để hiểu về những gì cha ông đã làm, hiểu về đất nước, về con người và hiểu về những giá trị mà con người hiện nay đang được hưởng. Học Sử còn là để hun đúc tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc. Những cái đó mang lại một giá trị vô cùng to lớn và tiềm ẩn trong mỗi con người, tất nhiên không thể tính được bằng tiền.
          Bác Hồ của chúng ta cũng đã viết: “Dân ta phải biết Sử ta/ Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.
          Đường Cao Tông, một ông vua của thời nhà Đường đã có câu rất hay về Sử: “Soi tấm gương bằng đồng thì thấy được mặt, mũi, râu, tóc của ta. Soi vào lịch sử thì thấy được việc ta làm hôm nay đúng hay sai”.
          Thời xưa, vị trí của những người chép Sử được coi trọng vô cùng và sử sách là thứ được giữ gìn cẩn trọng. Nước ta là một nước văn hiến, mà theo nghĩa văn hiến thì có nghĩa là “có nhiều vở, thư tịch”.
          Và như vậy, đối với cá nhân tôi, tôi luôn khẳng định bộ môn Lịch sử trong trường THCS có ý nghĩa rất quan trọng góp phần vào nhiệm vụ thực hiện mục tiêu giáo dục, góp phần đào tạo nên những công dân toàn diện cho công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.
          Trong quá trình công tác tại trường THCS XXX, qua những thông tin trên các phương tiện thông tin nghe nhìn về tình trạng chất lượng giáo dục bộ môn tôi nhận thấy có nhiều nguyên nhân khiến cho chất lượng dạy và học bộ môn Lịch sử sa sút nghiêm trọng, và đặc biệt qua thực tế đứng lớp tôi thấy như sau:
          + Bản thân tôi đang sử dụng các phương pháp dạy học như: Phát vấn, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, kể chuyện, đồ dùng trực quan, khai thác kênh hình, quy nạp và diễn giải, thuyết trình, đàm thoại, đóng vai, kiểm tra đánh giá, trò chơi…nhưng chưa tìm ra phương pháp tăng tính tác động đến sự chủ động, tích cực hơn nữa khi học bộ môn cho HS.
          + HS chưa tìm ra cách học cho riêng mình, thụ động trong tiếp thu kiến thức. Có những học sinh khi cô giáo giảng bài chỉ cắm cúi ghi vào trong  vở của mình, về nhà mở sách, vở ra học mặc dù ghi được rất nhiều nhưng đọc mãi mà vẫn không hiểu kiến thức hoặc có hiểu được thì kiến thức không thành hệ thống. Việc học như vậy khiến các em mất nhiều thời gian mà chưa đem lại hiệu quả cao. Và bây giờ học sinh quay lưng lại với học Sử, chỉ vì với lý do là học Sử khô khan, không hấp dẫn, nặng nề, khó nhớ, …
          Vậy trong cách giảng dạy có điểm nào bất cập, chưa hợp lý? Đó là câu hỏi mà bản thân tôi luôn trăn trở và cố gắng tìm ra hướng khắc phục.
          Trong quá trình công tác, tôi nhận được sự động viên cũng như tạo cơ hội cho việc nâng cao năng lực nghiệp vụ chuyên môn từ phía lãnh đạo nhà trường dành cho đội ngũ giáo viên trong trường bằng nhiều hình thức phong phú, thiết thực.
          Bên cạnh đó, sự phủ sóng rộng khắp của hệ thống Internet đã mang lại cho tôi và rất nhiều GV khác cơ hội được học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trong việc giảng dạy bộ môn, đặc biệt gây thu hút cho tôi là việc sử dụng Bản đồ tư duy (BĐTD) - một phương pháp giảng dạy mới ở VN do Tiến sĩ Trần Đình Châu - người đầu tiên tiến hành nghiên cứu và tìm cách đưa phương pháp bản đồ tư duy vào giảng dạy tại Việt Nam (người sáng lập là Anthony Tony Peter Buzan (sinh năm 1942) tại Luân Đôn (Anh) là một tác gia, nhà tâm lý và là cha đẻ của phương pháp tư duy Mind map (Sơ đồ tư duy Giản đồ ý - Ông hiện là tác giả của 92 đầu sách, được dịch ra trên 30 thứ tiếng, xuất bản trên 125 quốc gia).
Hình minh họa trong đề tài
          Thấy được lợi ích của Bản đồ tư duy, từ đó tôi phát triển ý tưởng kết hợp bản đồ tư duy với những phương pháp đang được sử dụng như kể chuyện, thuyết trình, trò chơi, thảo luận nhóm, bài tập về nhà, kiểm tra thường xuyên (15 phút, kiểm tra miệng) ….. có mang lại kết quả như tôi mong đợi hay không, và sau khi áp dụng thấy có hiệu quả, tôi mạnh dạn chia sẻ ý tưởng  này với các bạn đồng nghiệp có cùng mối quan tâm như tôi thông qua đề tài NCKHSPƯD : “ Phối hợp một số phương pháp dạy học với phương pháp sử dụng bản đồ tư duy (BĐTD) trong dạy học lịch sử 6 ”.
          Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương: là hai lớp 6 trường THCS XXX. Lớp 6A (18 học sinh) làm lớp thực nghiệm; Lớp 6B (18 học sinh) làm lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm được tổ chức dạy và học bằng bản đồ tư duy có phối hợp với các phương pháp khác như: kể chuyện, thuyết trình, trò chơi, thảo luận nhóm, bài tập về nhà, kiểm tra thường xuyên (15 phút, kiểm tra miệng), nêu và giải quyết vấn đề,… sau đó cho các em trình bày sản phẩm của mình bằng một số phương pháp phù hợp như: thuyết trình vấn đề (hay nội dung đã được học), kể chuyện từ bản đồ tư duy của các em. Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh. Điểm trung bình (giá trị trung bình) thang đo kết quả của lớp thực nghiệm là 5,67; của lớp đối chứng là 4,94 Kết quả kiểm chứng t-test cho thấy p = 0,0001<0,05 có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Điều đó chứng minh rằng việc phối hợp một số phương pháp dạy học với phương pháp sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học lịch sử 6 giúp học sinh yêu thích hơn, hứng thú hơn và học tập có kết quả tốt hơn đối với môn lịch sử
.
Tải về để xem tiếp

- Soạn tin: HSG 1010 gửi 8685 (10.000 VNĐ/sms) để lấy mã tải tài liệu này.

- Sau khi nhận được mã, bạn nhập mã vào khung bên dưới và bấm vào nút xác nhận.

- Bấm vào nút Tải về để tải tài liệu


Nhập mã:

Lưu ý khi tải tài liệu: Việc tải tài liệu trên website Nghiên cứu khoa học sư phạm có tính phí sưu tầm, định dạng font chữ chuẩn, thống nhất. Vì vậy bạn nên cân nhắc kỹ việc trả phí trước khi tải tài liệu.

No comments:

Post a Comment