Sunday, 16 March 2014

ĐỀ TÀI NCKHSPUD MÔN ĐỊA LÍ: SỬ DỤNG HÌNH THỨC THẢO LUẬN NHÓM TRONG CÁC TIẾT THỰC HÀNH ĐỊA LÍ NHẰM NÂNG CAO HỨNG THÚ VÀ KẾ QUẢ HỌC TẬP MÔN ĐỊA LÍ CJO HỌC SINH LỚP 9

Thể loại: Đề tài NCKHSPUD
Tên đề tài: SỬ DỤNG HÌNH THỨC THẢO LUẬN NHÓM TRONG CÁC TIẾT THỰC HÀNH ĐỊA LÍ NHẰM NÂNG CAO HỨNG THÚ VÀ KẾ QUẢ HỌC TẬP MÔN ĐỊA LÍ CHO HỌC SINH LỚP 9
 Phạm vi: Môn Địa lí THCS
Áp dụng: Viết đề tài NCKHSPUD Địa lí lớp 9
Định dạng tài liệu: Word


Tóm tắt đề tài

Cùng với quá trình đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên cũng như việc tiếp thu bài giảng của học sinh trên phạm vi cả nước. Hiện nay, chúng ta đã và đang dần dần tiếp cận với việc đưa phương pháp dạy học mới nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mỗi học sinh. Một trong những cách làm có thể thu hút được hứng thú học tập của học sinh và phát huy được tính tự lập, chủ động, sáng tạo là việc đưa phương pháp thảo luận nhóm vào trong giảng dạy. Đặc biệt là đối với các bài thực hành trong bộ môn Địa lí.

       Nghiên cứu này được tiến hành trên hai nhóm học sinh tương đương: chọn học sinh lớp 9C và học sinh lớp 9B tương đương nhau về trình độ nhận thức. Học sinh lớp 9C là lớp thực nghiệm còn học sinh lớp 9B là lớp đối chứng. ở lớp thực nghiệm 9C , tôi tổ chức cho các em thảo luận nhóm , sau đó, cho kiểm tra kết quả việc tiếp thu bài của các em  ở cả hai lớp qua cùng một tiết học. Kết quả kiểm chứng khi bình phương cho thấy p = 0.01942 < 0.0218 nghĩa là tương quan có ý nghĩa, các dữ liệu xảy ra không ngẫu nhiên, biện pháp tác động có hiệu quả. So sánh với mức độ tham gia của hai lớp cho thấy kết quả kiểm chứng T-test cho thấy p = 0.01942< 0.0218, điều này có nghĩa là có sự khác biệt giữa hai lớp thực nghiệm và đối chứng.

       Kết quả chứng minh rằng, cho học sinh thảo luận nhóm trong giảng dạy Địa lí  là một trong những biện pháp nâng cao kết quả học tập, ý thức tiếp thu bài của học sinh và đặc biệt là khả năng tự học, tự phát hiện và tự giải quyết vấn đề của học sinh nhằm hình thành và phát triển ở học sinh tư duy tích cực, độc lập, sáng tạo và sự hợp tác với nhau trong quá trình thảo luận.

Dùng phép kiểm chứng khi bình phương cho thấy p =0.01942 < 0.0218 nghĩa là tương quan (sự khác biệt về tần suất…..) có ý nghĩa, các dữ liệu không xảy ra ngẫu nhiên, biện pháp tác động là có hiệu quả.

     Kết quả học tập sau tác động của nhóm thực nghiệm có giá trị trung bình là 6.7 điểm, kết quả tương ứng của nhóm đối chứng là 5.8 điểm. Độ chênh lệch giữa hai nhóm là 0.9 điểm. Điều đó cho thấy kết quả học tập sau tác động của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng là có sự khác biệt rõ rệt, nhóm được tác động đã có kết quả học tập cao hơn.

    Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn kết quả học tập của hai nhóm  là SMD = 218 Điều này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là rất lớn.


     Phép kiểm chứng T – test kết quả học tập sau tác động của hai nhóm là p = 0.01942 < 0.0218. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch trung bình về học tập của hai nhóm không phải là do ngẫu nhiên mà là do tác động, nghiêng về nhóm thực nghiệm.


Tải về đề xem tiếp

- Soạn tin: HSG 1009 gửi 8685 (10.000 VNĐ/sms) để lấy mã tải tài liệu này.

- Sau khi nhận được mã, bạn nhập mã vào khung bên dưới và bấm vào nút xác nhận.

- Bấm vào nút Tải về để tải tài liệu


Nhập mã:

Lưu ý khi tải tài liệu: Việc tải tài liệu trên website Nghiên cứu khoa học sư phạm có tính phí sưu tầm, định dạng font chữ chuẩn, thống nhất. Vì vậy bạn nên cân nhắc kỹ việc trả phí trước khi tải tài liệu.

No comments:

Post a Comment