Saturday, 15 March 2014

Đề tài NCKHSPUD Hóa học 12: Sử dụng sơ đồ tư duy trong việc hệ thống, củng cố kiến thức nâng cao kết quả học tập hóa học hữu cơ cho học sinh khối 12 nâng cao

Thể loại: Đề tài NCKHSPUD
Tên đề tài: Sử dụng sơ đồ tư duy trong việc hệ thống, củng cố kiến thức nâng cao kết quả học tập hóa học hữu cơ cho học sinh khối 12 nâng cao
Phạm vi: Môn Hóa học - lớp 12
Áp dụng: Viết đề tài NCKHSPUD môn Hóa học lớp 12.
Định dạng tài liệu: Word

TÓM TẮT ĐỀ TÀI:
Trong quá trình giảng dạy hóa học hữu cơ.  Sau mỗi bài học và mỗi chương, mỗi học kỳ, để đánh giá  kiến thức của học sinh cần có các câu hỏi kiểm tra dưới nhiều hình thức. Đối với những câu hỏi mang tính chất liệt kê, hệ thống, tổng hợp, so sánh... thì học sinh thường chọn sai đáp án (đối với câu hỏi trắc nghiệm) và liệt kê chưa đúng (đối với câu hỏi tự luận).
 Qua một thời gian tìm hiểu. Nhiều học sinh học tập chăm chỉ nhưng việc ghi nhớ và hệ thống kiến thức chưa hiệu quả. Điều đó nói lên vấn đề: học sinh chưa biết cách học, cách ghi kiến thức vào bộ não mà chỉ học thuộc lòng, học vẹt, học một cách máy móc theo từng bài và đặc biệt không có sự hệ thống, liên hệ, kết nối, so sánh  các kiến thức giữa các bài, các chương với nhau. Vì vậy chưa phát triển tư duy logic và tư duy hệ thống. Trong quá trình tìm chọn các phương  pháp giảng dạy để nâng cao hiệu quả học tập môn hóa học hữu cơ cho học sinh. Cụ thể để giúp học sinh trả lời tốt các câu hỏi mang tính chất tổng hợp kiến thức, thì được biết đến sơ đồ tư duy có những ưu việt trong việc giải quyết vấn đề đã nêu.
 Giải pháp thay thế của tôi là hướng dẫn học sinh sử dụng sơ đồ tư duy để hệ thống đầy đủ kiến thức cần nhớ và dưới tác dụng đường nét, màu sắc trong sơ đồ giúp khắc sâu kiến thức hóa học hữu cơ cho học sinh khối 12 nâng cao.
Biểu đồ so sánh điểm trung bình trước tác động và sau tác động của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng.
Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương: 40 học sinh lớp  12A2 và 40 học sinh lớp 12A3 đang học chương trình hóa học nâng cao của trường THPT XXX. Nhóm học sinh lớp 12A2 là nhóm thực nghiệm, nhóm học sinh lớp 12A3 là nhóm đối chứng. Nhóm thực nghiệm thực hiện giải pháp thay thế. Kết quả cho thấy điểm kiểm tra trung bình của nhóm thực nghiệm là: 7,5. Nhóm đối chứng: 5,9. Kết quả kiểm chứng t-test cho thấy p<0,05 có nghĩa là đã có sự khác biệt giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. Các số liệu đó minh chứng rằng: việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học có thể hệ thống, khắc sâu kiến thức hóa học hữu cơ cho học sinh, giúp nâng cao kết quả học tập.

Tải về để xem tiếp

- Soạn tin: HSG 1005 gửi 8685 (10.000 VNĐ/sms) để lấy mã tải tài liệu này.

- Sau khi nhận được mã, bạn nhập mã vào khung bên dưới và bấm vào nút xác nhận.

- Bấm vào nút Tải về để tải tài liệu


Nhập mã:

Lưu ý khi tải tài liệu: Việc tải tài liệu trên website Nghiên cứu khoa học sư phạm có tính phí sưu tầm, định dạng font chữ chuẩn, thống nhất. Vì vậy bạn nên cân nhắc kỹ việc trả phí trước khi tải tài liệu.

No comments:

Post a Comment