Tuesday, 18 March 2014

Đề tài NCKHSPUD Tiếng Việt lớp 3: “Phương pháp dạy học tích cực với phân tập đọc lớp 3”

Thể loại: Đề tài NCKHSPUD


Tên đề tài:  “Phương pháp dạy học tích cực với phân tập đọc lớp 3”
Định dạng tài liệu: Word

Số trang:  20 (Gồm phụ lục minh họa)


I. Tóm tắt
          Cấp Tiểu học, đọc là một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với mỗi người đi học. Đọc giúp các em chiếm lĩnh ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp, học tập, tạo ra hứng thú và động cơ học tập. Đọc tạo điều kiện để học sinhcó khả năng tự học và tinh thần học tập cả đời. Đọc là khả năng không thể thiếu được của con người trong thời đại văn minh. Vì lẽ đó, ở trường Tiểu học giáo viên có nhiệm vụ dạy cho học sinh một cách có hệ thống các phương pháp để hình thành và phát triển năng lực đọc cho học sinh. Tập đọc là một phân môn thực hành mang tính tổng hợp, nhiệm vụ quan trọng nhất là hình thành năng lực đọc cho học sinh. Qua bài tập đọc học sinh được làm quen với ngôn ngữ văn học, các nhân vật trong các bài tập đọc, các thông điệp mà nội dung bài học cần thông báo ...Tập đọc giúp các em phát triển kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, bồi dưỡng cho các em cảm nhận được những rung cảm  thẩm  mỹ, cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn ngữ qua bài đọc, từ đó giáo dục cho các em những tình cảm trong sáng tốt đẹp.
  Ở tiểu học ,theo chương trình Giáo duc phổ thông - cấp Tiểu học mục tiêu của dạy tập đọc là :
- Hình thành và phát triển ở học sinh  các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt   (đọc, nghe , nói , viết ) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi.
- Biết thêm những từ ngữ  ( gồm cả những thành ngữ , tục ngữ dễ hiểu )về lao động sản xuất  , văn hoá , xã hội , bảo vệ tổ quốc...
- Biết cấu tạo ba phần của bài văn; bước đầu nhận biết đoạn văn ý chính .
- Đọc đúng và rành mạch bài văn ( khoảng 70 - 80 tiếng / phút  ) , nắm được ý chính của bài.

- Bồi dưỡng cho học sinh tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng , giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.


  Nghiên cứu đề tài này được tiến hành trên hai nhóm tương đương ở hai lớp 3 trường Tiểu học XXX. Lớp 3B là nhóm thực nghiệm, lớp 3C là nhóm đối chứng. Lớp thực nghiệm được thực hiện biện pháp tích cực khi dạy bài “ Bàn tay cô giáo”. Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng tốt đến chất lượng học tập của học sinh. Lớp thực nghiệm đã có khả năng đọc tốt hơn lớp đối chứng. Kết quả kiểm tra cho thấy không có học sinh nào bị điểm dưới trung bình, các em đọc rõ ràng , mạch lạc, ngắt nghỉ đúng và kết quả kiểm chứng Test cho thấy P < 0,05 có nghĩa là đã có sự khác biệt lớn giữa kết quả của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. Kết quả đó đã chứng minh rằng: để đạt được yêu cầu này giáo viên cần sử dụng linh hoạt các biện pháp, hình thức tổ chức cho học sinh luyện đọc.

Tải về để xem tiếp

- Soạn tin: HSG 1066 gửi 8685 (10.000 VNĐ/sms) để lấy mã tải tài liệu này.

- Sau khi nhận được mã, bạn nhập mã vào khung bên dưới và bấm vào nút xác nhận.

- Bấm vào nút Tải về để tải tài liệu


Nhập mã:
Lưu ý khi tải tài liệu: Việc tải tài liệu trên website Nghiên cứu khoa học sư phạm có tính phí sưu tầm, định dạng font chữ chuẩn, thống nhất. Vì vậy bạn nên cân nhắc kỹ việc trả phí trước khi tải tài liệu.

No comments:

Post a Comment