Monday, 24 March 2014

Đề tài NCKHSPUD Tiếng Việt 4: Nâng cao chất lượng dạy học các dạng bài tập LTVC bằng kĩ thuật “Khăn trải bàn”

Thể loại: Đề tài NCKHSPUD Tiếng Việt 4


Tên đề tài:Nâng cao chất lượng dạy học các dạng bài tập LTVC  bằng kĩ thuật “Khăn trải bàn”
Định dạng tài liệu: Word

Số trang:30( gồm phụ lục minh họa)


TÓM TẮT ĐỀ TÀI

Trong chương trình môn Tiếng Việt ở tiểu học, Luyện từ và câu được tách thành một phân môn độc lập, có vị trí ngang bằng với các phân môn khác như Tập đọc, Chính tả, Tập làm văn...Ngoài ra Luyện từ và câu còn được đặt trong các phân môn khác thuộc môn Tiếng Việt và trong giờ học của các môn khác...Như vậy nội dung dạy về luyện từ và câu trong chương trình môn Tiếng Việt nói riêng, các môn học nói chung ở Tiểu học, chiếm một tỷ lệ đáng kể. Điều đó nói lên ý nghĩa quan trọng của việc dạy luyện từ và câu ở Tiểu học. Nói đến dạy Luyện từ và câu ở Tiểu học người ta thường nói tới 3 nhiệm vụ chủ yếu là giúp học sinh phong phú hoá vốn từ, chính xác hoá vốn từ và tích cực hoá vốn từ. Phong phú hoá vốn từ còn gọi là mở rộng vốn từ; phát triển vốn từ nghĩa là xây dựng một vốn từ ngữ phong phú, thường trực và có hệ thống trong trí nhớ học sinh, để tạo điều kiện cho từ đi vào hoạt động ngôn ngữ (nghe - đọc, nói - viết) được thuận lợi; chính xác hoá vốn từ là giúp học sinh hiểu nghĩa của từ một cách chính xác - nhất là đối với những từ ngữ mà học sinh thu nhận được qua cách học tự nhiên, đồng thời giúp học sinh nắm được nghĩa của những từ ngữ mới. Tích cực hoá vốn từ là giúp học sinh luyện tập, sử dụng từ ngữ trong nói - viết, nghĩa là giúp học sinh chuyển hoá những từ ngữ tiêu cực ( từ ngữ mà chủ thể nói năng hiểu nhưng không hoặc ít dùng) thành những từ ngữ tích cực (từ ngữ được chủ thể nói năng sử dụng trong nói - viết) phát triển kỹ năng, kỹ xảo phát triển từ ngữ cho học sinh.
          Trong 3 nhiệm vụ cơ bản nói trên, nhiệm vụ phong phú  hoá vốn từ, phát triển, mở rộng vốn từ được coi là trọng tâm. Bởi vì, đối với học sinh tiểu học, từ ngữ được cung cấp trong phân môn Luyện từ và câu giúp các em hiểu được các phát ngôn khi nghe - đọc.
          Ngoài ra, ở một chừng mực nào đó, phân môn Luyện từ và câu ở Tiểu học còn có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh một số khái niệm có tính chất sơ giản ban đầu về cấu tạo từ và nghĩa của từ Tiếng Việt (như các khái niệm từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, nghĩa của từ ...). Những kiến thức có tính chất lý thuyết về từ này có tác dụng làm cơ sở, làm chỗ dựa cho việc thực hành luyện tập về từ ngữ cho học sinh.
Với tầm quan trọng như vậy của phân môn Luyện từ và câu trong dạy học môn Tiếng Việt, trong những năm gần đây  nhà trường luôn tạo điều kiện cho công tác, đầy đủ sách giáo khoa, sách hướng dẫn và được học về sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại. Đội ngũ giáo viên yêu nghề, có năng lực sư phạm. Đồng thời nhà trường đều tổ chức các buổi thao giảng, thảo luận chuyên đề về phân môn Luyện từ và câu để nâng cao năng lực giảng dạy cũng như hiệu quả các tiết dạy thuộc phân môn này.  
Tuy nhiên, việc thực hiện dạy học phân môn Luyện từ và câu trong những năm gần đây đạt hiệu quả chưa cao. Rất nhiều giáo viên đã sử dụng nhiều biện pháp dạy học tích cực để mở rộng vốn từ, tích cực vốn từ của học sinh. Nhưng vốn từ, câu của học sinh còn gặp nhiều hạn chế, học sinh ít hứng thú học phân môn này. Bên cạnh đó, cách dạy của một số giáo viên còn nặng về giảng giải khô khan, nặng nề về áp đặt. Điều này gây tâm lý mệt mỏi, ngại học phân môn Luyện từ và câu. Với thực trạng này, đặt ra cho tất cả giáo viên phải suy nghĩ để tìm ra cách dạy học hiệu quả.
Giải pháp tôi đưa ra là sử dụng kĩ thuật dạy học tích cực “ khăn trải bàn ” để nâng cao chất lượng dạy học  các dạng bài tập luyện từ và câu lớp 4D Trường Tiểu học XXX

Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương: hai lớp 4 Trường Tiểu học XXX.. Lớp 4D là thực nghiệm và 4C là lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế bắt đầu từ tháng 9 của học kì I năm học XXX. Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh: lớp thực nghiệm đã đạt kết quả học tập cao hơn so với lớp đối chứng. Điểm bài kiểm tra đầu ra của lớp thực nghiệm có giá trị trung bình là 7,9; điểm bài kiểm tra đầu ra của lớp đối chứng là 6,9.  Kết quả kiểm chứng t-test cho thấy p = 0,00097 < 0,05 có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Điều đó chứng minh rằng sử dụng kĩ thuật dạy học tích cực “ khăn trải bàn ” đã nâng cao chất lượng học phân môn Luyện từ và câu lớp 4D Tiểu học XXX. Mức độ ảnh hưởng SMD =  0,98. So sánh kết quả SMD với bảng tham chiếu Cohen  thì đây là mức ảnh hưởng lớn.  Điều đó chứng tỏ, việc sử dụng kĩ thuật dạy học tích cực “ Khăn trải bàn” đã nâng cao chất lượng học môn Luyện từ và Câu cho học sinh lớp 4.


Tải về để xem tiếp


Hướng dẫn tải đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng:

- Bước 1: Soạn tin: HSG 1204 gửi 8685 (10.000 VNĐ/sms) để lấy mã tải đề tài NCKHSPUD này.

- Bước 2: Sau khi nhận được mã, bạn nhập mã vào khung bên dưới và bấm vào nút xác nhận.

- Bước 3: Bấm vào nút Tải về và biểu tượng dowload để tải đề tài NCKHSPUD


Nhập mã:
Lưu ý khi tải tài liệu: Việc tải tài liệu trên website Nghiên cứu khoa học sư phạm có tính phí sưu tầm, định dạng font chữ chuẩn, thống nhất. Vì vậy bạn nên cân nhắc kỹ việc trả phí trước khi tải tài liệu. Trường hợp nhắn tin mà bạn không tải được tài liệu bạn không nên tải tiếp. Hãy gửi email tới SKKNNCKHSPUD@gmail.com để nhận tài liệu bạn đã tải (Báo Số điện thoại đã sms)

No comments:

Post a Comment