Thể loại: Đề tài NCKHSPUD Mĩ thuật THCS
Tên đề tài: NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA PHÂN MÔN THƯỜNG THỨC MỸ THUẬT - BỘ MÔN MỸ THUẬT 6 TRƯỜNG THCS XXX Ở HỌC KÌ I THÔNG QUA VIỆC SỬ DỤNG MỘT SỐ TRÒ CHƠI Ở PHẦN TỔNG KẾT BÀI HỌC.
Tên đề tài: NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA PHÂN MÔN THƯỜNG THỨC MỸ THUẬT - BỘ MÔN MỸ THUẬT 6 TRƯỜNG THCS XXX Ở HỌC KÌ I THÔNG QUA VIỆC SỬ DỤNG MỘT SỐ TRÒ CHƠI Ở PHẦN TỔNG KẾT BÀI HỌC.
Áp dụng:
- Viết đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng môn Môn Mĩ thuật lớp 6
- Viết SKKN Mĩ thuật 8
- Viết Tiểu luận PPGD Mĩ thuật 6
- Viết báo cáo Thực tập sư phạm Mĩ thuật 6
Định dạng tài liệu: Word
Số trang: 26 (Gồm cả phụ lục minh họa)- Viết đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng môn Môn Mĩ thuật lớp 6
- Viết SKKN Mĩ thuật 8
- Viết Tiểu luận PPGD Mĩ thuật 6
- Viết báo cáo Thực tập sư phạm Mĩ thuật 6
Định dạng tài liệu: Word
I. TÓM TẮT ĐỀ
TÀI
Trong xã hội hiện đại hiện nay, với sự bùng nổ thông tin
khoa học kỹ thuật, công nghệ phát triển với tốc độ nhanh thì chúng ta - những
người giáo viên không thể nhồi nhét kiến thức cho học sinh theo lối truyền
thống mà phải đổi mới phương pháp giảng dạy, phải là hoa tiêu hướng dẫn học
sinh tiếp thu kiến thức một cách chủ động, phải quan tâm dạy cho các em phương
pháp, cách thức học ngay từ đầu và càng lên cấp cao hơn càng phải được chú
trọng hơn.
Phương pháp dạy học tích cực xem việc rèn luyện phương
pháp học tập cho học sinh không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học
mà còn là một mục tiêu dạy học. Nếu rèn luyện cho học sinh có phương pháp có kỹ
năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho các em lòng ham học, khơi dậy nội
lực vốn có trong mỗi con người học sinh, kết quả học tập sẽ được nhân lên gấp
bội.
Xu hướng trên thế giới và ở nước ta hiện nay là giáo dục
theo phương pháp dạy học tích cực, lấy học sinh làm trung tâm, dưới sự tổ chức,
hướng dẫn của giáo viên, học sinh hoạt động, tự phát hiện và tự giải quyết
nhiệm vụ, các yêu cầu để tự chiếm lĩnh tri thức mới và cần thiết, đồng thời
thiết lập mối quan hệ giữa kiến thức cũ và kiến thức mới.
Nhìn chung giáo viên đã từng bước làm quen dần với nội
dung và phương pháp mới. Và trong quá trình giảng dạy đã tìm ra những phương
pháp mới để đưa vào giảng dạy, nhằm tạo ra kết quả tốt cho việc dạy của thầy và
học của trò.
Cùng với các môn học khác, môn Mỹ thuật ở THCS được biên
soạn lại theo chương trình cải cách giáo dục, là môn học độc lập trong chương
trình học tập của học sinh THCS, nội dung rõ ràng, khoa học, chú trọng nền mỹ
thuật dân tộc và thế giới.
Cái đẹp trong hội họa là gì? Là sự phản ánh và miêu tả
một cách sáng tạo vẻ đẹp của thiên nhiên về cuộc sống xã hội, cho nên vẻ đẹp
của cuộc sống và thiên nhiên là ngọn nguồn của cái đẹp trong nghệ thuật.
Vẻ đẹp trong nghệ thuật hội họa chính là sự bắt nguồn của
cuộc sống được người nghệ sĩ sử dụng ngôn từ hội họa thể hiện bằng tâm hồn của
họ để miêu tả cho nó có tính thẩm mĩ và nghệ thuật.
Mĩ thuật là môn học thuộc lĩnh vực năng khiếu, mà tất cả
các em học sinh không phải em nào cũng có năng khiếu. Như chúng ta biết, dạy mỹ
thuật không phải là đào tạo các em trở thành những người họa sĩ mà nhằm giáo
dục thẩm mĩ cho các em, tạo điều kiện cho các em tiếp xúc với cái đẹp cơ bản
nhất, tập cho các em biết tạo ra cái đẹp và biết vận dụng cái đẹp vào cuộc sống
hôm nay và mai sau.
Môn mĩ thuật góp phần nâng cao năng lực quan sát, khả
năng tư duy hình tượng và tính sáng tạo của các em với một phương pháp làm việc
khoa học nhằm hình thành ở các em phẩm chất của người lao động kiểu mới đáp ứng
trong cuộc sống ngày nay.
Khi đến giờ học mĩ thuật các em như cảm thấy thoải mái, nhẹ
nhàng, thích thú hơn sau giờ học các môn
tự nhiên và các môn xã hội khác bởi sự tự do, sáng tạo, không gò ép, không theo
một định lý, nguyên tắc, quy tắc có tính rập khuôn như các tiết học khác với lượng
kiến thức tương đối dài, đặc biệt là không phải chú ý tiết học suốt thời gian
dài 45 phút. Đó là đối với các phân môn vẽ theo mẫu, vẽ trang trí, vẽ tranh, còn
đối với các bài thường thức mỹ thuật có lẽ các em còn xem nhẹ, và còn cảm thấy
nhàm chán, cho rằng không quan trọng, hay thấy rất khó nhớ, phải viết bài nhiều
hay các em còn đánh đồng tiết thường thức mỹ thuật như các tiết học khô cứng ở
các môn tự nhiên, xã hội khác. Thật ra thường thức mĩ thuật là một phân môn
nhằm trang bị, cung cấp cho học sinh một số hiểu biết về nghệ thuật tạo hình
thông qua một số kiến thức sơ lược về lịch sử mỹ thuật Việt Nam và trên thế
giới, qua đó góp phần hình thành ở học sinh sự cảm thụ cái đẹp một cách gián
tiếp qua hình mảng, đường nét, hình khối, màu sắc, sự tinh xảo…
Qua tiết học thường thức mĩ thuật các em được trở về các
triều đại, các nền mĩ thuật Việt Nam, biết sự tinh xảo của kỹ thuật làm gốm,
làm tranh, làm quen với các công trình kiến trúc tiêu biểu thời bấy giờ và còn
lưu giữ cho mai sau qua những hiện vật, công trình kiến trúc, tranh ảnh… giúp
cho các em thấy được giá trị nghệ thuật trong các tác phẩm ấy, cũng như sáng
tạo và sự lao động cần cù, miệt mài của con người hay những nghệ nhân, tác giả
của chính những tác phẩm đó. Từ đó hình thành thị hiếu thẩm mỹ nơi các em cũng
như tình cảm thẩm mĩ, biết trân trọng, giữ gìn và phát huy vốn văn hóa truyền
thống của dân tộc, giúp các em nâng cao nhận thức, làm cho tâm hồn các em trở
nên phong phú và nhân cách phát triển toàn diện sâu sắc hơn.
Do vậy, việc tôi sử dụng một số trò chơi ở phần tổng kết
bài học ở các tiết thường thức bài học sẽ làm thay đổi suy nghĩ của các em về
một tiết học thay vì nhàm chán thì nay sẽ trở nên hứng thú, vui tươi, tự do
sáng tạo, làm chủ chính mình, thử sức với nhiều lĩnh vực mới lạ, không căng
thẳng, gò ép… Các em sẽ tự mình chiếm lĩnh tri thức, dễ nhớ, dễ hiểu và khắc
sâu kiến thức hơn.
Nghiên cứu được tiến hành trên 2 nhóm tương đương: hai
lớp 6 trường THCS XXX, lớp 6A (12 học sinh) làm nhóm thực nghiệm, lớp 6B (12
học sinh ) làm nhóm đối chứng. Nhóm thực nghiệm giáo viên có sử dụng một số trò
chơi vào phần tổng kết bài học giúp cho học sinh hứng thú, phấn khởi tham gia
trò chơi và điều quan trọng là học sinh thích học thường thức mĩ thuật và các
kiến thức học sinh dễ nhớ và nhớ lâu hơn. Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh
hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh. Điểm trung bình (giá trị trung
bình ) bài kiểm tra của nhóm thực nghiệm là 7.83, của
lớp đối chứng là 6.83. Kết quả kiểm chứng T-test cho thấy p = 0.011 có nghĩa là
có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của nhóm thực nghiệm và nhóm
đối chứng. Điều đó chứng minh rằng thông qua việc sử dụng một số trò chơi vào
phần tổng kết bài học của phân môn thường thức mĩ thuật - bộ môn mĩ thuật 6 có
nâng cao kết quả học tập cho học sinh trường THCS XXX.
Tải về để xem tiếp
Hướng dẫn tải đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng:
- Bước 1: Soạn tin: HSG 1192 gửi 8685 (10.000 VNĐ/sms) để lấy mã tải đề tài NCKHSPUD này.
- Bước 2: Sau khi nhận được mã, bạn nhập mã vào khung bên dưới và bấm vào nút xác nhận.
- Bước 3: Bấm vào nút Tải về và biểu tượng dowload để tải đề tài NCKHSPUD
Lưu ý khi tải tài liệu: Việc tải tài liệu trên website Nghiên cứu khoa học sư phạm có tính phí sưu tầm, định dạng font chữ chuẩn, thống nhất. Vì vậy bạn nên cân nhắc kỹ việc trả phí trước khi tải tài liệu. Trường hợp nhắn tin mà bạn không tải được tài liệu bạn không nên tải tiếp. Hãy gửi email tới SKKNNCKHSPUD@gmail.com để nhận tài liệu bạn đã tải (Báo Số điện thoại đã sms)
Hướng dẫn tải đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng:
- Bước 1: Soạn tin: HSG 1192 gửi 8685 (10.000 VNĐ/sms) để lấy mã tải đề tài NCKHSPUD này.
- Bước 2: Sau khi nhận được mã, bạn nhập mã vào khung bên dưới và bấm vào nút xác nhận.
- Bước 3: Bấm vào nút Tải về và biểu tượng dowload để tải đề tài NCKHSPUD
Lưu ý khi tải tài liệu: Việc tải tài liệu trên website Nghiên cứu khoa học sư phạm có tính phí sưu tầm, định dạng font chữ chuẩn, thống nhất. Vì vậy bạn nên cân nhắc kỹ việc trả phí trước khi tải tài liệu. Trường hợp nhắn tin mà bạn không tải được tài liệu bạn không nên tải tiếp. Hãy gửi email tới SKKNNCKHSPUD@gmail.com để nhận tài liệu bạn đã tải (Báo Số điện thoại đã sms)
No comments:
Post a Comment