Thursday 20 March 2014

Đề tài NCKHSPUD GDCD LỚP 7: “ VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRÒ CHƠI VÀO DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN Ở TRƯỜNG THCS XXX”

Thể loại: Đề tài NCKHSPUD
Tên đề tài: NGHIÊN CỨU VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC RÈN LUỆN ĐẠO ĐỨC HỌC SINH THCS TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN
 Phạm vi: Môn GDCD THCS
Áp dụng: 
- Viết đề tài NCKHSPUD CDCD lớp 7
- Viết Sáng kiến kinh nghiệm GDCD lớp 7
- Viết Tiểu luận PPGD GDCD lớp 7
- Viết Báo cáo thực tập sư phạm GDCD lớp 7

Định dạng tài liệu: Word

Số trang: 33-  Chưa gồm phụ lục minh họa.





Trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước đang có sự chuyển mình thì nguồn lực con người càng trở nên quan trọng. Hơn bao giờ hết giáo dục đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, tham gia quyết định vào việc cung cấp những con người có đủ phẩm chất và năng lực để hoàn thành tốt sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong quá trình ấy, môn GDCD là một môn học có vị trí rất đặc biệt, bởi lẽ đây không chỉ là môn cung cấp cho học sinh những kiến thức mà nó còn có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển nhân cách của học sinh. Cùng với sự phát triển của xã hội, nền kinh tế tri thức ngày càng chiếm ưu thế. Chính trong xu hướng ấy, nhiều bậc phụ huynh, nhiều học sinh chỉ chú tâm vào vấn đề học chữ, học văn hoá để được đỗ đạt thành tài mà quên đi hoặc không quan tâm đến vấn đề giáo dục và rèn luyện đạo đức cho con em của mình. Tuy nhiên như Bác Hồ đã từng nói : "Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó"
Như chúng ta đã thấy trong giai đoạn hiện nay khi đất nước đang trên đường hội nhập và phát triển, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhiều nền văn hoá bên ngoài cũng du nhập vào nước ta. Ở đó có những mặt tốt, tích cực nhưng cũng có không ít hạn chế, không phù hợp với truyền thống văn hoá dân tộc Việt Nam. Tuy vậy, một số bạn trẻ vẫn tiếp thu một cách không chọn lọc làm cho văn hoá Việt dường như bị "hoà tan" trong giới trẻ. Đặc biệt, hiện nay đạo đức của con người nói chung và giới trẻ nói riêng đang bị xuống cấp trầm trọng, đáng lên tiếng. Vậy nguyên nhân từ đâu ? Trách nhiệm thuộc về ai ? Có phải từ việc thiếu quan tâm giáo dục đạo đức cho học sinh của cha mẹ, thầy cô và xã hội. Bộ môn GDCD ở trường THCS là một môn học rất quan trọng trong việc giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách cho học sinh. Rèn luyện cho học sinh những kỹ năng sống trong chính môi trường sống của bản thân để các em có thể giao tiếp tốt, biết tư duy, phê phán, lựa chọn cái đúng đắn, lên án cái sai ... Mặc dù vậy hiện nay học sinh không hứng thú học tập môn học này. Nguyên nhân dẫn đến hiện trạng trên chính là việc sử dụng phương pháp dạy học môn GDCD còn quá đơn điệu. Trước đây, bộ môn GDCD không được coi trọng ở trường phổ thông, người dạy thường trái tay, hoặc giáo viên chủ nhiệm lớp nào thì dạy bộ môn GDCD lớp đó. Vì vậy, giáo viên dạy bộ môn này chưa có sự đầu tư trong bài dạy. Nội dung bài dạy đơn điệu, sơ sài. Thậm chí giờ dạy chỉ qua loa, chiếu lệ để giáo viên chủ nhiệm còn giải quyết việc khác của lớp. Hiện nay, bộ môn GDCD có các phong trào cải tiến về phương pháp dạy học hay những đợt thi giáo viên giỏi qua từng cấp, đặc biệt hằng năm Phòng giáo dục có thanh tra giáo viên dạy bộ môn này. Qua những đợt hội giảng, thi giáo viên giởi các cấp hay những đợt thanh tra chuyên môn, giáo viên được cọ sát, học hỏi rất nhiều. Song nếu chỉ qua những đợt thi đó thì chưa đủ mà giáo viên còn phải tìm tòi, sáng tạo phương pháp dạy học mới để phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh trong giờ học đồng thời khêu gợi niềm say mê, háo hức của học sinh với bộ môn giáo dục nhân cách này. Đặc biệt với đặc thù trường THCS AAA là trường có học sinh cư trú ở cả bốn xã : ZZZ,XXX,FFF,YYY Hiệp với đa só học sinh là người dân tộc thiểu số. Vì vậy phụ huynh học sinh chưa quan tâm nhiều. Hơn nữa, học sinh đến trường với một quãng đường khá xa nên các em cảm tháy uể oải, nhàm chán khi tiếp thu một lượng kiến thức khá lớn ở các môn học bằng một số phương pháp đơn điệu như : thuyết trình, diễn giải, vấn đáp ...
Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu tôi nhận thấy một bộ phận giáo viên đã áp dụng nhiều phương pháp dạy học tích cực vào quá trình giảng dạy, trong đó có phương pháp trò chơi. Điều này đã làm cho giờ học trở nên sôi nổi, học sinh tham gia một cách tích cực và hiẹu quả mang lại là rất lớn. Từ đó cho thấy việc sử dụng phương pháp dạy học đơn điệu chưa linh hoạt, mang nặng tính lý thuyết, dạy chay là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện trạng trên. Như vậy để phát huy vai trò học tập, tính tích cực chủ động sáng tạo & rèn luỵện kỹ năng  tạo ra sự hứng thú cho học sinh  khi học môn GDCD. Giải pháp của tôi là vận dụng phương pháp trò chơi vào dạy học giúp học sinh  có thể "học mà chơi, chơi mà học". Từ đó giúp các em giảm bớt những căng thẳng, mệt mỏi và có thể tự mình rèn luyện, thực hành những kỹ năng hành vi ứng xử trong một môi trường an toàn.
So sánh kết quả của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm trước và sau tác động

Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương:  hai lớp 7 trường THCS AAA. Lớp 7B (32 học sinh) được chọn làm lớp thực nghiệm; Lớp 7A (33 học sinh) làm lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm được  vận dụng phương pháp trò chơi trong các hoạt động dạy học, còn lớp đối chứng không sử dụng phương pháp trò chơi. Kết quả cho thấy tác động có ảnh hưởng lớn đến hứng thú và kết quả học tập của học sinh. Điểm trung bình sau tác động của lớp thực nghiệm là 6,66 còn lớp đối chứng là 5,73 và kết quả kiểm chứng T-test cho thấy p = 0,002 (P < 0,05) chứng tỏ tác động là có ý nghĩa. Điều này chứng minh rằng việc vận dụng phương pháp trò chơi vào dạy học môn GDCD ở trường THCS AAA đã làm tăng hứng thú và kết quả học tập của học sinh.

Tải về để xem tiếp
- Soạn tin: HSG 1095 gửi 8685 (10.000 VNĐ/sms) để lấy mã tải tài liệu này.

- Sau khi nhận được mã, bạn nhập mã vào khung bên dưới và bấm vào nút xác nhận.

- Bấm vào nút Tải về để tải tài liệu


Nhập mã:

Lưu ý khi tải tài liệu: Việc tải tài liệu trên website Nghiên cứu khoa học sư phạm có tính phí sưu tầm, định dạng font chữ chuẩn, thống nhất. Vì vậy bạn nên cân nhắc kỹ việc trả phí trước khi tải tài liệu.

No comments:

Post a Comment